BỆNH THẬN CẦN ĐƯỢC PHÁT HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ SỚM

Phát hiện và điều trị bệnh thận sớm

Không giống như những nội tạng khác trong cơ thể mà người ta có thể nghe nhịp đập, hay dạ dày đôi khi gây cảm giác đau, nhưng thận thì hầu như cứ âm thầm, tới một ngày phát hiện ra thì bệnh cũng đã nặng, chính vì bệnh thân ít có các triệu chứng nên bệnh nhân khi phát hiện bệnh thường là muộn.Chính vì thế nên cần chú ý tới biểu hiện của bệnh hoặc có thể phòng bệnh một cách hiệu quả để có thể điều trị bệnh một cách triệt để và hiệu quả.

BỆNH THẬN CẦN ĐƯỢC PHÁT HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ SỚM

Bệnh thận cần được phát hiện và điều trị  sớm 

Dấu hiệu để phát hiện bệnh thận sớm

Thận chịu trách nhiệm đầu tiên là là bộ lọc máu tự nhiên trong cơ thể, và các chất thải theo niệu quản được dẫn đến bàng quang để thải ra ngoài. Trong việc tạo ra nước tiểu, các quả thận bài tiết các chất thải như urê, acid uric và amoniac; thận cũng có nhiệm vụ tái hấp thụ nước, glucose, và các axít amin. Thận cũng sản xuất các hóc môn như calcitriol, renin, và erythropoietin.

Đa số các dấu hiệu suy thận là không rõ rệt, thường gặp là mất cảm giác ngon miệng, choáng váng và nôn. Những triệu chứng này có thể xuất hiện khi mắc các bệnh: cảm cúm, ngộ độc thức ăn, thức ăn không hợp khẩu vị, thiếu chất đạm hay bị nhược cơ. Người cao tuổi, bị tiểu đường, tăng huyết áp hoặc gia đình có người bị bệnh thận là những yếu tố dễ bị suy thận.

Dấu hiệu toàn thân: mệt mỏi, khó tập trung, giảm trí nhớ và mất ngủ… có thể do thiếu máu, do chức năng thận suy giảm nên không loại bỏ được các chất độc. Những triệu chứng này cũng xuất hiện vì các nguyên nhân khác, do đó cần thăm khám tỉ mỉ và làm các xét nghiệm.

Suy thận có thể do sự tích tụ các chất độc hại trong cơ thể: Có vị tanh trong miệng hoặc hơi thở hôi, choáng váng, buồn nôn, mất cảm giác ngon miệng, sợ ăn thịt, khó tập trung, bị ngứa.

Suy thận do tích tụ nước trong cơ thể: phù ở mặt, chân hoặc tay, khó thở, hụt hơi. Giữ nước biểu hiện bằng các triệu chứng: phù, tăng huyết áp và khó thở. Phù trắng, mềm, ấn lõm, đôi khi chỉ nặng hai mi mắt hoặc nặng hơn là phù to toàn thân, tăng cân nhanh chóng. Tăng huyết áp cả số tối đa và số tối thiểu. Sự mất cân bằng giữa lượng muối và nước uống, có thể làm nước tích tụ. Vì vậy, ở giai đoạn đầu, bệnh nhân phải ăn nhạt và dùng thuốc lợi tiểu. Nhưng liệu pháp này có thể không kéo dài được lâu và bệnh nhân phải lọc máu. Do đó bệnh nhân suy thận, khi thấy những triệu chứng trên cần phải đến khám để được điều trị phù hợp, kịp thời.

Suy thận có thể do thận bị tổn thương: đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường, nước tiểu có bọt hoặc bong bóng, đi tiểu ra máu.

Suy thận có thể do thiếu máu: mệt mỏi, yếu sức, luôn thấy lạnh, khó thở, lú lẫn…

Ngoài ra còn nhiều dấu hiệu xuất hiện ở bệnh nhân suy thận như: ngứa ngoài da, có thể là do hàm lượng phospho và canxi trong máu cao. Nhưng có một số bệnh nhân, mặc dù đã điều chỉnh hàm lượng phospho và canxi máu nhưng triệu chứng ngứa vẫn còn, có lẽ do kích thích thần kinh trong da, do sự tích tụ các độc tố bởi thận không có khả năng lọc. Đối với trường hợp này, phải tiến hành chạy thận nhân tạo để điều trị. Bệnh nhân có thể thấy đau ở chân tay, nếu xác định bệnh nhân bị đau dây thần kinh do thận thì cần phải lọc máu.

Các thử nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và theo dõi huyết áp là ba phương pháp đơn giản giúp phát hiện những căn bệnh về thận. Việc phát hiện này đặc biệt quan trọng đối với những bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp hay trong gia đình có người mắc bệnh thận di truyền.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *