Lương y Nguyễn Thu Tài (Thu Phương) chữa dạ dày ở Bắc Giang

BÀI VIẾT CHUYÊN ĐỀ BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY HÀNH TÁ TRÀNG – LƯƠNG Y NGUYỄN THU TÀI DÒNG TỘC NHIỀU ĐỜI CHỮA ĐAU DẠ DÀY TẠI BẮC GIANG. ÔNG NỘI LƯƠNG Y NGUYỄN THU PHƯƠNG.

Chào Lương Y Nguyễn Thu Tài – Nguyễn Thu Phương. Ông có thể cho biết nguy cơ bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng?

Lương Y Nguyễn Thu Tài (Nguyễn Thu Phương) : 

Những điều làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng:

  • Quá căng thẳng về thần kinh, áp lực công việc, chấn thương về tinh thần, sau một cuộc phẫu thuật, sau một bệnh nội khoa nặng.
  • Yếu tố di truyền : Người có nhóm máu O tỷ lệ loét tá tràng cao hơn các nhóm máu khác. Gia đình có người bị bệnh tiêu hóa thì tỷ lệ bệnh cao hơn các gia đình khác.
  • Liên quan đến một số bệnh khác như viêm khớp dạng thấp, bệnh phổi mãn tính, xơ gan, cường chức năng tuyến cận giáp, suy thận mãn, sỏi thận.
  • Lưu ý, nếu đau nhiều và xuất huyết nhiều nên kịp thời chuyển cấp cứu ngoại khoa, có thể là trường hợp bị thủng dạ dày.
Trong vấn đề ăn uống, người bị xuất huyết dạ dày – hành tá tràng nên kiêng ăn hoặc hạn chế tối đa các thức ăn sau:

  • Các chất kích thích, các chất táo nhiệt như rượu, cà phê, ca cao, tiêu, ớt, gừng khô, cà ri, các loại thực phẩm nướng (thịt, cá, rau củ…), các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.
  • Các thức ăn quá mát, lạnh, như cua, ốc, hàu, nghêu, sò…, nên ăn ít hoặc khi ăn cần thêm vài lát gừng tươi để điều hòa.
  • Các thực phẩm có thể làm tăng tiết dịch vị như chanh, cam, quýt (quá chua), mơ, dưa muối, cà chua, giấm ăn…
  • Các thức ăn có độ cứng, dai, khó tiêu, nhiều chất xơ như củ cải già, các loại rau đậu già, các loại rễ cây… Nếu dùng chỉ nên lấy nước bỏ cái, hoặc cắt nhỏ, vụn, xay nhuyễn để nấu chín nhừ.
  • Các loại thực phẩm ướp quá lạnh hoặc các thức ăn đang nóng sôi. Nếu muốn dùng phải để trở về nhiệt độ 25-300C là tốt nhất
  • Nên ăn từng bữa nhỏ, chia nhiều lần trong ngày, để trong dạ dày luôn có thức ăn, ngừa bụng trống sẽ làm tăng tiết dịch vị gây đau xót.
  • Tốt nhất nên ăn thật chậm rãi, nhai thật kỹ thức ăn, vì nước bọt sẽ giúp chữa lành vết loét.
  • Ngoài ra, sẽ rất có ích cho việc chữa trị khi tạo cho mình một chế độ làm việc điều hòa, không căng thẳng thái quá, giảm bớt cường độ công việc, quan tâm đến giờ giấc ăn uống, nghỉ ngơi. Kết hợp với việc tập luyện vận động thể lực vừa sức, hoặc tập dưỡng sinh, hít thở sâu để tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa.
Một số thức ăn dễ thực hiện và có ích cho người bị viêm loét dạ dày – hành tá tràng

  • Táo tây 1-2 quả, rửa sạch, bổ làm 6 hoặc 8, hấp cách thủy với 1-2 muỗng canh mật ong, khoảng 20 phút. Ăn hết 1 lần vào lúc đói bụng.
  • Thạch lựu 1 quả, bỏ vỏ lấy nhân, nấu với ½ lít nước, sắc còn 1/10 lít, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
  • Đậu phộng (lạc) 100g, bóc bỏ vỏ, lấy nhân luộc cho chín mềm, nhai nhỏ hoặc giã nhỏ để ăn lúc đói bụng.
  • Bột nghệ vàng 1 phần + mật ong 2 phần, hai thứ trộn đều, đựng vào hũ sạch, ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 2-3 muỗng cà phê uống với nước ấm.
  • Cam thảo (bắc) 6,5 phần, mai mực 3,5 phần. Hai thứ đem rửa sạch, sấy khô, tán bột mịn, trộn đều, đựng vào hũ sạch. Vào lúc sáng sớm, dùng 2 muỗng cà phê bột thuốc hòa với nước sôi, sau đó để ấm, uống lúc chưa ăn sáng.

Phóng viên: Những biến chứng thường gặp trong bệnh viêm, loét dạ dày – tá tràng là gì?

Lương Y Nguyễn Thu Tài – Nguyễn Thu Phương: 

  • Hẹp môn vị: Biểu hiện đau bụng và nôn ói rất dữ dội, đặc biệt bệnh nhân ói ra thức ăn của ngày hôm trước, có mùi hôi thối.
  • Thủng dạ dày: Bệnh nhân đột ngột có cơn đau dữ dội như dao đâm, bụng gồng cứng như gỗ, phải được phẫu thuật kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Là biến chứng thường gặp nhất, biểu hiện ói ra máu và đi cầu phân máu có thể máu đỏ, hoặc phân có màu đen hôi thối.
  • Ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày là một dạng ung thư rất thường gặp, chiếm vị trí hàng đầu trong các ung thư đường tiêu hóa và cũng là một trong những biến chứng của các bệnh lý lành tính ở dạ dày mà không được điều trị triệt để.
  • Các trường hợp viêm dạ dày – tá tràng nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng thì sẽ dẫn đến viêm mạn tính hoặc trở thành loét. Trong các bệnh về dạ dày thì đáng sợ nhất là viêm bờ cong nhỏ dễ biến chứng thành loét và có thể dễ đưa đến ung thư hóa tuy rằng viêm, loét dạ dày thì ít đau hơn viêm loét tá tràng. Ngược lại, viêm loét tá tràng ít bị ung thư hơn nhưng thường hay đau, dễ gây hẹp môn vị (do hành tá tràng loét xơ chai gây co kéo môn vị), đặc biệt là làm chảy máu. Chảy máu hành tá tràng có thể ồ ạt phải cấp cứu hoặc chảy máu ri rỉ làm cho phân thường có màu đen. Trong trường hợp chảy máu nhiều thì phân thường đen như nhựa đường và mùi hôi rất đặc biệt như “mùi cóc chết”.
  • Biến chứng thủng dạ dày cũng thường gặp. Có những bệnh nhân do bị loét ngầm nên bình thường không đau bụng hoặc đau rất ít, đột nhiên bị thủng dạ dày phải cấp cứu. Trong trường hợp bị thủng dạ dày mà cấp cứu không kịp thời thì dễ đưa đến gây viêm phúc mạc, sốc nhiễm khuẩn và có thể bị tử vong.


Phóng viên: Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng có thể nhầm với bệnh gì ?

Lương y – Nguyễn Thu Phương:

  • Một số bệnh khi đau vùng thượng vị có thể nhầm với viêm loét dạ dày – tá tràng như viêm tụy, viêm đường dẫn mật, sỏi đường dẫn mật. Trong một số trường hợp viêm ruột thừa ở những giờ đầu cũng có thể đau thượng vị (tỷ lệ này thấp) hoặc ngộ độc thức ăn gây viêm dạ dày cấp tính trong một vài giờ đầu của bệnh. Đau bụng âm ỉ, đi ngoài phân đen có thể nhầm với những bệnh nhân bị giun móc. Trong những trường hợp này cần xét nghiệm tìm trứng giun móc.


Phóng viên: Cần làm gì để phòng, chữa trị bệnh viêm, loét dạ dày – tá tràng?

Lương Y – Nguyễn Thu Phương:

  • Ăn uống hợp vệ sinh là khâu quan trọng hàng đầu. Về điều trị, ngày nay người ta khuyến cáo điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng dựa trên cơ chế tiêu diệt vi khuẩn HP, chống tăng tiết dịch vị và cần có thuốc bao phủ niêm mạc tránh tác dụng của dịch vị. Ngoài ra cần có chế độ dinh dưỡng tốt, thích hợp cho người mắc bệnh về dạ dày. 

Phóng viên: Ông có thể cho biết những bài thuốc chữa trị viêm đau dạ dày tá tràng hiện nay ?

Lương y Nguyễn Thu Tài – Nguyễn Thu Phương

  • Theo y học cổ truyền, nghệ đen còn gọi là nga truật (Curcuma zedoaria, họ Zingiberaceae) hay ngải xanh, ngải tím, nghệ tím. Thân rễ có vị cay, đắng, mùi thơm hăng, tính ôn, tác dụng hành khí phá huyết, thông kinh, tiêu tích, tiêu viêm, tiêu xơ. Nghệ đen được dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, nôn mửa nước chua, kinh nguyệt không đều, kinh bế, đau bụng kinh, ngày dùng 3-6 gam (tẩm giấm sao vàng) dạng thuốc sắc, bột hoặc viên.
  • Trong mật ong có tới 75% là đường fructo và gluco, nhiều khoáng chất như sắt, phốtpho, lưu huỳnh, manhê, canxi, đồng, kẽm… và vitamin nhóm B với hàm lượng rất cao. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy có một số loại mật ong không chỉ rất ngon mà còn có tính kháng khuẩn tốt, thậm chí hiệu quả hơn cả thuốc kháng sinh, đặc biệt trong việc chữa lành nhanh các vết loét do nhiễm trùng và những vết thương nông trên da. Mật ong còn làm giảm độ acid của dịch vị nên những bài thuốc đông y chữa bệnh đau dạ dày thường có mật ong.
  • Bạn có thể uống mật ong chữa đau dạ dày với liều ba muỗng cà phê một lần, ngày ba lần, uống trước bữa ăn. Điều quan trọng là bạn hãy uống thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị và dứt điểm sớm, không nên để bệnh tái phát làm cho vi khuẩn kháng thuốc sẽ khó điều trị hơn.
Cách pha chế nghệ vàng với mật ong điều trị xuất huyết dạ dày, tá tràng
Các vị thuốc:

  • 1. Nghệ vàng, còn gọi là khương hoàng, uất kim.
  • 2. Sắn dây còn gọi là cát căn, cam cát căn.
  • 3. Quả chuối hột, chuối chát, xanh, non.
Ba vị bằng nhau, rửa sạch, thái mỏng phơi khô, sao dòn, tán bột mịn trộn đều, cất nơi khô ráo. (Nếu không trồng củ sắn dây thì dùng bột sắn dây thay thế, nghiền mịn trộn đều với các vị trên)
4. Mật ong tốt 1-2 lít.

Cách dùng và liều lượng:

  • 1. Trước 3 bữa ăn, lấy 1 cái cốc sạch cho vào 150 ml nước sôi để nguôi. Cho 3 muỗng cà phê (15g) bột thuốc và 1 thìa cà phê mật ong (10 cc) khuấy cho thuốc tan đều.
  • 2. Sau khi ăn xong thì uống cốc thuốc này, trước khi uống nước. Uống 1 ngày 3 lần sau 3 bữa ăn. Sáng – trưa – tối.
Hiệu quả điều trị:

  • 1. Chứng viêm dạ dày (viêm hang vị, niêm mạc, cuống dạ dày và hành tá tràng): Uống liên tục từ 30-45 ngày có hiệu quả.
  • 2. Chứng loét dạ dày hành tá tràng: Phải uống liên tục từ 90 ngày đến 120 ngày có hiệu quả lành vết thương.
  • Có khá nhiều người đã dùng đều đạt kết quả.
Cần lưu ý: Trước khi dùng thuốc phải nội soi, chụp X.quang để biết rõ chứng trạng và sau khi dùng thuốc nên nội soi hoặc chụp X.quang lại để thấy hiệu quả. Phải chuẩn bị đủ thuốc để uống liên tục, đừng uống gián đoạn, hiệu quả sẽ giảm.

Các bài thuốc khác :

*. Mật ong, hoa hồng

  • Chữa trị: Loét dạ dày, tá tràng
  • Liều lượng, cách dùng: Hoa hồng 5g, hòa trong nước sôi 10 phút. Cho mật ong và đường đỏ vào uống dần.
  • Công hiệu: Giảm chua, lợi tràng, giảm đau, khỏi loét.

*. Đậu phụ, đường đỏ

  • Chữa trị: Dạ dày, tá tràng loét chảy máu.
  • Liều lượng, cách dùng: Mỗi ngày dùng 2 – 4 bìa đậu phụ, 60g đường đỏ. Nấu đậu phụ với đường đỏ với một bát nước, nấu sôi chín trong vòng 10 phút và ăn với cơm.
  • Công hiệu: Giảm chua, cầm máu.

*. Bột tam thất, ngó sen, trứng gà

  • Chữa trị: Dạ dày, tá tràng loét, chảy máu.
  • Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng một quả trứng gà đập trộn với 30ml nước ngó sen, 3g bột tam thất. Hấp cách thủy và ăn.
  • Công hiệu: Cầm máu, giảm đau, tan huyết tụ.

*. Cây sen cạn, táo tàu

  • Chữa trị: Dạ dày, tá tràng loét, chảy máu.
  • Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 50g cây sen cạn, 8 – 10 quả táo. Cho vào 2 bát nước sắc lấy 1 bát, bỏ bã, uống nước.
  • Công hiệu: Bổ thận, bổ huyết, bổ dạ dày, cầm máu.

*. Gừng tươi, lá sen, sữa bò

  • Chữa trị: Dạ dày loét do vị hàn
  • Liều lượng, cách dùng: Dùng 250g lá hẹ, 25g gừng tươi, (gừng tươi rửa sạch thái nhỏ, giã vắt lấy nước). Hòa nước gừng tươi với 250g sữa bò (hoặc hai thìa sữa bột), đun sôi hai hỗn hợp này rồi ăn nóng.
  • Công hiệu: Chữa khỏi chứng viêm dạ dày, đau dạ dày, buồn nôn, thổ huyết.

*. Nước khoai tây

  • Chữa trị: Loét dạ dày do tiêu hóa.
  • Liều lượng, cách dùng: Khoai tây tươi rửa sạch để nguyên vỏ, ép lấy nước. Hàng ngày vào lúc sáng sớm khi bụng còn đói uống 1 – 2 thìa nước khoai tây (khoảng 50 – 100ml).
  • Công hiệu: Kiên tì, ách khí, táo bón.

*. Mật ong

  • Chữa trị: Loét dạ dày.
  • Liều lượng, cách dùng: Mật ong 150g, hấp nóng. Uống mỗi ngày 3 lần trước bữa ăn.
  • Công hiệu: Bổ dưỡng, giảm đau, khỏi loét.

*. Cao sứa biển, táo tàu, đường đỏ

  • Chữa trị: Loét dạ dày, tá tràng.
  • Liều lượng, cách dùng: Sứa biển, táo mỗi thứ 500g, đường đỏ 250g, đem ninh nhừ, cô đặc thành cao. Mỗi lần uống một thìa, mỗi ngày uống 2 lần.

*. Mật ong, cam thảo, trần bì

  • Chữa trị: Loét dạ dày, tá tràng.
  • Liều lượng, cách dùng: Mật ong 90gr, cam thảo tươi 15g, trần bì 10g, nước vừa đủ. Sắc kỹ cam thảo, trần bì sau đó cho mật ong vào quẩy đều. Ngày uống 3 lần.

*. Cháo gạo nếp

  • Chữa trị: Loét dạ dày
  • Liều lượng, cách dùng: Gạo nếp, nho khô vừa đủ nấu thành cháo. Ăn hai lần vào buổi sáng và chiều.
  • Công hiệu: Bổ tì vị khỏi loét

*. Thịt mèo

  • Chữa trị: Loét dạ dày, tá tràng mãn tính.
  • Liều lượng, cách dùng: Làm thịt mèo (làm sạch long, bỏ ruột). Đem ninh nhừ, cho vào ít rượu, muối ăn. Ăn liên tục 2 – 3 sẽ có hiệu quả.

*. Nước gừng, sữa bò

  • Chữa trị: Đau dạ dày do hư hàn
  • Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 150 – 200g sữa bò, một thìa nước gừng, một ít đường trắng. Hấp cách thủy, ăn hết một lần.
  • Công hiệu: Giảm đau, ấm dạ. Còn có tác dụng chữa nghẹn, nôn, ợ chua.

*. Đảng sâm, gạo

  • Chữa trị: Viêm dạ dày mãn tính, loét tá tràng.
  • Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 10 – 15g đảng sâm, gạo 30g sao vàng. Cho vào 4 bát nước, sắc lấy 1,5 bát uống thường xuyên thay nước chè, nước lọc. Cách 1 ngày điều trị 1 lần. Điệu trị liên tục 2 – 4 lần.
  • Công hiệu: Bổ dưỡng dạ dày, tăng cường khí huyết, giảm đau.

*. Thảo quả, thịt bò

  • Chữa trị: Đau dạ dày do hư hàn, vị hàn, ăn uống khó tiêu, trướng bụng.
  • Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 6gr thảo quả, 150 – 200g thịt bò thái miếng. Cho đủ nước ninh nhừ sau đó cho vào ít muối. Ăn thịt, uống nước.
  • Công hiệu: Bổ tì, ấm dạ, khử hàn, trừ thấp, giúp tiêu hóa, giảm đau.

*. Lá ớt cây, trứng gà

  • Chữa trị: Đau dạ dày do hư hàn.
  • Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 60 – 90g lá ớt tươi, 2 quả trứng gà, dùng dầu lạc rán vàng. Cho vào 1,5 bát nước. Nấu chín canh trứng, lá ót sau đó cho vào một ít muối. Ăn thay canh vào bữa cơm.
  • Công hiệu: Khử hàn, giảm đau, bổ dạ dày.

*. Thịt rùa đen, dạ dày lơn.

  • Chữa trị: Loét dạ dày, tá tràng.
  • Liều lượng, cách dùng: Mối lần dùng 200gr thịt rùa đen, 200g dạ dày lợn, thái nhỏ. Đem ninh nhừ thịt rùa và dạ dày lợn sau đó cho vào một ít muối. Ăn 2 – 3 lần và nhớ ăn hết trong ngày.
  • Công hiệu: Tăng cường khí huyết, bổ dạ dày, bổ âm, giảm đau.

*. Rễ cây kim quất, dạ dày lợn

  • Chữa trị: Viêm loét dạ dày mãn tính, loét tá tràng.
  • Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 30g rễ kim quất, 100 – 150g dạ dày lợn, thái nhỏ. Cho vào 4 bát nước, nấu đến khi còn nửa bát, cho vào một ít muối, gia vị. Ăn cả cái lẫn nước.
  • Công hiệu: Bổ tì, khai vị, thông khí huyết, giảm đau.

*. Hồ tiêu trằng hấp táo tầu

  • Chữa trị: Đau dạ dày do hư hàn.
  • Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 5 quả táo tàu bỏ hạt. Cho vào trong mỗi quả táo 2 hột hồ tiêu trắng. Hấp trên mặt nồi cơm ăn nóng.
  • Công hiệu: Ông trung, bổ tì, ấm dạ, giảm đau.

*. Hồ đào, nhộng tằm

  • Chữa trị: Sa dạ dày.
  • Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 100 – 150gr hồ đào, 50g nhộng tằm sao vàng. Đem hấp cách thủy.
  • Công hiệu: Chữa khỏi da dạ dày.

*. Thịt lợn nạc, quả xộn xộn

  • Chữa trị: Viêm ruột mãn tính.
  • Liều lương, cách dùng: Mỗi lần dùng 60g quả xộp xộp khô, 100g lợn nạc. Hấp cách thủy, cho vào một ít muối ăn. Ăn với cơm.
  • Công hiệu: Bổ dưỡng dạ dày, giải độc, tiêu viêm.

Phóng viên: Cảm ơn Lương Y về cuộc trao đổi. Chúc lương y và gia đình thành công hơn nữa?

Bình luận

  1. Phương Linh says: Trả lời

    Tôi đang dùng thuốc chỗ Lương Y nguyên thu phương này. Thuốc hiệu quả thật dùng có 2 tuần mà thấy đỡ hẳn rồi. Dòng họ nhà Lương Y Thu Tài tôi tìm hiểu thấy nhiều người khen lắm.

  2. Thanh Hà says: Trả lời

    Tôi đang chữa dạ dày bằng thuốc của dòng họ Nguyễn Thu, sau 1 tháng uống thuốc thấy đỡ đau hơn nhiều rồi. Thuốc tôi uống kết hợp 3 loại vì tôi bị trào ngược dạ dày, viêm dạ dày, vi khuẩn Hp dương tính vì vậy nhà lương y kết hợp cho tôi 3 loại thuốc với nhau.

Your email address will not be published. Required fields are marked *