MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH THẬN Ứ NƯỚC

Một số điều cần biết về bệnh thận ứ nước

Bệnh thận ứ nước là tình trạng thận bị chướng hoặc sưng do nước tiểu bị ứ đọng lại. Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ em và cả người lớn. Ở trẻ em hầu hết các trường hợp mắc bệnh này đều là bẩm sinh mà bị. Có thể phát hiện căn bệnh này bằng phương pháp siêu âm đối với cả trẻ em khi còn nằm trong bụng mẹ. Việc sinh nở đối với bào thai mắc bệnh này vẫn diễn ra bình thường và có thể tiến hành kiểm tra tổng quát một lần nữa khi đứa trẻ trào đời.

MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH THẬN Ứ NƯỚC
Một số điều cần biết về bệnh thận ứ nước 

Bệnh thận ứ nước

Thận ứ nước là một bệnh thường gặp cả ở trẻ em và người lớn. Tỉ lệ gặp qua tổng kết kết quả phẫu thuật tửthi ở những bệnh khoa lớn trên thế giới khoảng 3,5-3,8%. Trong thực tế lâm sàng bệnh có thể được phát hiện ít hơn. Có khoảng 15-20% bệnh nhân có hội chứng u rê máu cao do suy thận bị thận ứ nước.
Thận ứ nước là hậu quả của tình trạng tắc đường dẫn niệu trong hoặc ngoài thận; nước tiểu sản xuất ra sẽ ứ lại trong thận, khiến cơ quan này to lên. Bệnh thường gây tăng huyết áp, suy thận cấp và mạn tính.
Ở trẻ sơ sinh, đây thường là nguyên nhân gây khối u ở bụng. Từ tuổi trung niên trở lên, phụ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam giới, chủ yếu do thai sản và ung thư tử cung.

Triệu chứng của bệnh thận ứ nước

Triệu chứng bệnh là đau liên tục, tăng dần, kéo dài từ 30 phút đến 4-5 tiếng, có thể âm ỉ suốt cả ngày. Đau thường khởi phát ở vùng mạng sườn hay hông lưng rồi lan xuống và ra sau. Người bị thận ứ nước mạn tính thường đau tức âm ỉ, thường xuyên vùng hông lưng hay hố lưng. Cũng có trường hợp tắc nghẽn gây thận ứ nước mạn tính mà không có biểu hiện đau à đớn gì đáng kể.
Rối loạn khả năng cô đặc nước tiểu là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị thận ứ nước đã dài ngày.
Khoảng 30% bệnh nhân bị tăng huyết áp. Huyết áp tăng nhẹ hoặc trung bình và trở về bình thường sau khoảng 1 tuần lễ. Thận ứ nước một bên thường không gây tăng huyết áp; nhưng cũng có trường hợp huyết áp tăng cao, phải cắt bỏ thận mới điều chỉnh được. Nếu tắc nghẽn cả 2 bên thận thì thường có tăng huyết áp khi thận ứ nước dài ngày.
Để điều trị thận ứ nước, phải loại bỏ yếu tố gây tắc như phẫu thuật tạo hình các dị dạng bẩm sinh, mổ cắt khối u, tán hoặc mổ lấy sỏi. Cần chống nhiễm khuẩn sớm, không để thận ứ nước chuyển thành thận ứ mủ, hủy hoại nhu mô thận.

Các bệnh gây ứ nước ở thận

Có nhiều bệnh là nguyên nhân gây ứ nước ở thận: sỏi thận gây tắc nghẽn niệu quản; nếu là sỏi nhỏ, nó di chuyển từ thận xuống bàng quang, nhưng nếu hòn sỏi quá to sẽ gây tắc nghẽn niệu quản, làm cho nước tiểu sẽ ứ lại trên chỗ tắc; trong khi thận vẫn tiếp tục lọc ra nước tiểu mà niệu quản bị tắc, không xuống được bàng quang nên thận bị ứ nước, giãn to. Niệu quản bị hẹp do vết sẹo mổ lấy sỏi thận trước đó cũng gây tắc nghẽn làm thận ứ nước. Ung thư bàng quang, sỏi bàng quang, cổ bàng quang co bất thường cũng gây tắc nghẽn lối nước tiểu từ quàng quang ra niệu đạo, kết quả là nước tiểu ứ lại từ bàng quang, làm thận bị ứ nước. Niệu đạo hẹp do bị viêm nhiễm, do sỏi cũng gây ứ nước thận.
Các khối u từ bên ngoài đường tiết niệu chèn ép niệu quản và ngăn chặn dòng chảy của nước tiểu. Ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt, phụ nữ mang thai, sa tử cung… Rối loạn chức năng của bàng quang do u não, tổn thương tủy sống hoặc những khối u, bệnh đa xơ cứng và bệnh đái tháo đường… gây trào ngược bàng quang niệu quản làm thận ứ nước.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *