SỬ DỤNG THUỐC CÓ ĐỘC TÍNH DỄ GÂY SỎI THẬN

Lam dụng thuốc có độc tính dễ gây sỏi thận

Bệnh sỏi thận ở nước ta hiện nay đang là một trong những căn bệnh phổ biến ở đường tiết niệu, sỏi nhỏ thì có thể theo nước tiểu đi ra bên ngoài, nhưng nếu gặp phải sỏi lớn thì không thể tự ra ngoài mà mắc lại trong bàng quang hoặc ống dẫn nước tiểu tích tụ thành các viên sỏi lớn gây đau đớn cho bệnh nhân, Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận nhưng một nguyên nhân đáng chú mà mọi người nên biết đó là sử dụng các loại thuốc tây mà chúng có độc tính cao và đào thải qua nước tiểu sẽ gây hình thành nên sỏi và đặc biệt trong đó là nhóm thuốc giảm đau thường gây sỏi thận nhiều. Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây.

SỬ DỤNG THUỐC CÓ ĐỘC TÍNH DỄ GÂY SỎI THẬN
Lạm dụng thuốc có độc tính cao dễ gây nên bệnh sỏi thận

Lạm dụng thuốc giảm đau

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng thuốc giảm đau lâu dài làm giảm tốc độ dòng chảy trong máu của cơ thể, do đó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc giảm đau của bệnh nhân suy thận cũng dễ dẫn đến ung thư bàng quang.
Giải pháp: Bất kể loại thuốc giảm đau cũng không thích hợp để sử dụng lâu dài, việc sử dụng thường xuyên cần phải được kiểm tra kỹ lưỡng bởi bác sỹ chuyên khoa.

Các chuyên gia cho biết, đa phần bệnh nhân suy thận được phát hiện muộn do triệu chứng của suy thận có thể chỉ xuất hiện khi chức năng thận còn lại 1/10 so với mức bình thường. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là: người sưng phù, mệt mỏi, xanh xao, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, đi tiểu nhiều lần. Những bệnh nhân bị đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, sỏi thận, lupus ban đỏ, thận bẩm sinh, suy tim… có nguy cơ bị suy thận cao hơn người bình thường. Đặc biệt, những người có tiền sử dùng thuốc lâu dài, gây độc tính cao với thận cũng dẫn đến suy thận.
Những ai nằm trong những nhóm người dễ bị bệnh sỏi thận thì tốt nhất nên quan tâm tới sức khỏe bằng cách đi khám sức khỏe định kì để có thể phát hiện bệnh sỏi thận sớm và có cách can thiệp sớm để bệnh sớm khỏi một cách dứt điểm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *