NẠN NHÂN VỤ SỮA BẨN KHỞI KIỆN

Hiện nay tình trạng bán các loại sản phẩm không hợp vệ sinh đáng cảnh tỉnh chúng ta nên đề phòng và ngay sau đây là một dẫn chứng thiết thực về một vụ sữa nhiễm Melamine  năm 2007 ở trung quốc, ngày 4/5, cha mẹ có con bị ảnh hưởng sức khỏe đã khởi kiện tại một tòa án ở Hong Kong. Trường hợp này đã gây nên một làn sóng trong dư luận trong nước và cả nước ngoài. Như một hồi chuông cảnh tỉnh về mức độ an toàn thực phẩm nên đặt lên hàng đầu.
NẠN NHÂN VỤ SỮA BẨN KHỞI KIỆN
Nạn nhân vụ sữa bẩn khởi kiện 

NẠN NHÂN VỤ “SỮA BẨN” KHỞI KIỆN

Vì thủ phạm chính là công ty sữa Trung Quốc Sanlu đã phá sản, các bậc cha mẹ đang kiện công ty sữa Fonterra của New Zealand vốn là một cổ đông nhỏ của Sanlu.
Con cái họ nằm trong số 300 ngàn trẻ em bị đau ốm do uống những sản phẩm sữa bị tăng cường hóa chất melamine công nghiệp để tăng độ proteine ảo.
Luật sư Pen Jian, đại diện cho nạn nhân vụ sữa bẩn này cho rằng, quỹ đền bù trị giá 132 triệu USD do công ty Fonterra lập ra đòi hỏi thủ tục rất phức tạp và không đối xử công bằng với nạn nhân.
NẠN NHÂN VỤ SỮA BẨN KHỞI KIỆN
Nạn nhân vụ sữa bẩn khởi kiện 
Trường hợp của chị Chen Lu, người có con gái 3 tuổi đã uống sữa bẩn của Sanlu từ khi sinh. Hiện bé đang bị bệnh sỏi thận và không thể đi học vì sức khỏe quá kém, chị Chen phải nghỉ việc để ở nhà chăm sóc con. Tại Trung Quốc, chị Chen được đền bù số tiền 2000 Nhân dân tệ, tương đương khoảng 300 đôla Mỹ. Không chấp nhận mức đền bù, chị đã khởi kiện công ty Fonterra đòi 14.800 đôla Hong Kong.
“Số tiền đền bù không quan trọng đối với tôi, tôi chỉ muốn nhiều người hiểu vấn đề này. Tôi muốn chuyên gia y tế đưa ra nhiều phương pháp điều trị tốt hơn cho những em bé bị ảnh hưởng. Tôi muốn mọi người hiểu nhiều hơn về việc melamine đã tàn phá những đứa trẻ ở tuổi ăn tuổi lớn thế nào để các em có thể được giúp đỡ nhiều hơn trong cuộc sống tương lai”.
Luật sư David Matthews, đại diện bị đơn đồng ý rằng, vụ việc sữa bẩn là một bi kịch, song nơi phù hợp nhất để giải quyết đền bù là Trung Quốc chứ không phải Hong Kong.
Ông David Matthews, Luật sư Công ty sữa Fonterra: “Vụ sữa nhiễm bẩn đã xảy ra một vài năm về trước và ảnh hưởng tới toàn bộ ngành sữa Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đã thành lập một kế hoạch đền bù cho các nạn nhân. Và chúng tôi nghĩ rằng, vấn đề này được giải quyết ở Trung Quốc là phù hợp nhất”.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *