TƯ VẤN MIỄN PHÍ BỆNH SUY THẬN GIAI ĐOẠN CUỐI

Bệnh thận là một bệnh phổ biến ở nước ta. Nếu không phát hiện các bệnh về thận sớm thì rất dễ dẫn tới bệnh suy thận giai đoạn cuối. Một khi tới giai đoạn cuối này của bệnh thì hầu như các chức năng của thận không hoạt động được nữa, Sau đây chúng tôi sẽ giải đáp những điều cần biết về bệnh này để bệnh nhân có thêm kiến thức về căn bệnh mà mình đang gặp phải.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ BỆNH SUY THẬN GIAI ĐOẠN CUỐI
Tư vấn miễn phí bệnh suy thận giai đoạn cuối

TƯ VẤN MIỄN PHÍ BỆNH SUY THẬN GIAI ĐOẠN CUỐI

Để hiểu về bệnh suy thận giai đoạn cuối việc đầu tiên chúng ta nên tìm hiểu về những triệu chứng của bệnh gây ra. 

1. Các triệu chứng của suy thận 

Có hai loại suy thận đó là suy thận cấp tính và suy thận mạn tính, Và hai loại suy thận này có những triệu chứng khác nhau chính vì vậy chúng ta cùng tìm hiểu để biết thêm về hai phương pháp này. Sau đây là những triệu chứng phổ biến nhất về bệnh. 
Triệu chứng của suy thận cấp tính 
Xuất huyết, sốt, yếu, mệt mỏi, nổi ban, tiêu chảy hoặc tiêu chảy có máu, kém ăn, nôn nhiều, đau bụng, đau lưng, chuột rút, không đi tiểu hoặc đi tiểu rất nhiều, tiền sử nhiễm trùng gần, da tái xanh, chảy máu cam, tiền sử uống một số thuốc nhất định, tiền sử chấn thương, sưng các mô, viêm mắt, phát hiện có khối ở ổ bụng, phơi nhiễm với kim loại nặng hoặc các dung môi độc lại.

Triệu chứng của suy thận mạn tính
Ăn uống kém, nôn, đau xương, đau đầu, mất ngủ, ngứa, da khô, khó ở, mệt mỏi khi hoạt động nhẹ, chuột rút, không đi tiểu hoặc đi tiểu rất nhiều, nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát, đi tiểu dắt, da xanh, hơi thở hôi, suy giảm thính lực, phát hiện có khối ở ổ bụng, sưng mô, bàng quang kích thích, trương lực cơ kém, thay đổi tâm trạng, cảm thấy vị kim loại trong miệng.

Chuẩn đoán bệnh suy thận 

Ngoài việc bệnh nhân được khám lâm sàng và hoàn thiện bệnh sử, các bước chẩn đoán bệnh suy thận có thể bao gồm:
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Chụp X-quang ngực – một xét nghiệm sử dụng tia điện từ để cho ra hình ảnh các cơ quan nội tạng, xương trên phim
  • Chụp xương – một phương pháp chẩn đoán hình ảnh hạt nhân đánh giá các thay đổi viêm khớp hoặc thoái hóa ở khớp, để phát hiện bệnh xương và khối u, để xác định nguyên nhân đau xương hoặc viêm.
  • Siêu âm thận – một xét nghiệm không xâm lấn đưa sóng siêu âm vào thận và dựa trên sóng dội lại để đưa hình ảnh trên màn hình. Xét nghiệm này dùng để xác định kích thước và hình dạng của thận, và để phát hiện khối u, sỏi thận, nang hoặc tắc nghẽn hay bất thường.
  • Điện tâm đồ  – xét nghiệm ghi lại hoạt động điện của tim, cho thấy các bất thường nhịp và phát hiện tổn thương cơ tim.
  • Sinh thiết thận – một thủ thuật trong đó 1 phần mô thận sẽ được lấy ra để xét nghiệm dưới kính hiển vi, xác định xem có tế bào ung thư hoặc tế bào bất thường nào khác.

Lưu ý dinh dưỡng ở người bị bệnh suy thận giai đoạn cuối 

Đối với người suy thận giai đoạn cuối thì chế độ ăn uống hợp lý là một điều không thể thiếu trong quá trình điều trị bệnh.Chế độ ăn hạn chế đạm giúp kiểm soát tình trạng tăng urê máu làm giảm gánh nặng cho thận và làm chậm tiến triển của suy thận mạn. 
Tuy nhiên, lượng đạm đưa vào cơ thể cần phải cân đối. Việc hạn chế chất đạm trong khẩu phần ăn tùy theo mức độ suy thận của bệnh nhân. Nếu bị suy thận mạn giai đoạn 1, bệnh nhân được ăn 0,8g đạm/kg thể trọng. Chỉ số này ở giai đoạn 2 là 0,6… và giai đoạn cuối chỉ còn 0,2g/kg. Nếu bệnh nhân lọc máu chu kỳ, lượng đạm trong chế độ ăn có thể tăng lên: 1-1,2g/kg mỗi ngày, chia nhỏ thành 4-5 bữa ăn.
Bên cạnh đó, bệnh nhân suy than mạn nên áp dụng chế độ ăn nhạt, đặc biệt khi có triệu chứng phù, cao huyết áp, suy tim. Nên ăn nhiều rau, quả ngọt; hạn chế quả chua; không ăn những thực phẩm có nhiều kali như rau dền, chuối, socola, lạc…
Đối với những người bị bệnh suy thận giai đoạn cuối cần chú ý tới sức khỏe và chế độ ăn uống của mình hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *